40 năm UNCLOS 1982: Việt Nam tiếp tục là thành viên tích cực, trách nhiệm và cầu thị

1 năm trước 126
 Việt Nam tiếp tục là thành viên tích cực, trách nhiệm và cầu thị - Ảnh 1.

Các diễn giả tham dự hội thảo kỷ niệm 40 năm UNCLOS 1982 - Ảnh: THANH HIỀN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên thềm hội thảo, TS. Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam với tư cách là một thành viên tích cực của UNCLOS 1982.

TS. Trần Công Trục nhấn mạnh tình hình quốc tế hiện nay có rất nhiều khó khăn, biển Đông vẫn đang diễn ra những tranh chấp phức tạp, tuy nhiên Việt Nam vẫn tiếp tục quan tâm, đóng góp giải quyết các vấn đề trên biển như tiếp tục đàm phán với Indonesia, đề xuất thành lập nhóm bạn bè UNCLOS tại Liên Hiệp Quốc.

"Đó là thái độ, tinh thần trách nhiệm cầu thị và tích cực của Việt Nam", nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ khẳng định.

Hội thảo diễn ra với hai phiên là "Giá trị đặc biệt của UNCLOS" và "Việt Nam thực thi UNCLOS". Ngoài các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực biển, hội thảo còn có sự hiện diện đặc biệt của các đại diện của Việt Nam trực tiếp tham gia quá trình đàm phán, ký kết cũng như thực hiện UNCLOS.

UNCLOS 1982 được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỷ XX, bao gồm 320 điều khoản và chín phụ lục với hơn 1.000 quy phạm pháp luật và được mệnh danh là "Bản Hiến pháp của đại dương".

Ngay sau khi trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã tích cực tham gia Hội nghị Luật biển lần thứ ba và là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay ngày 10-12-1982.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Hồng Thao, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao nhận định: "Việt Nam là nước thành công nhất trong khu vực Đông Nam Á giải quyết các tranh chấp biển với công cụ đa dạng nhất, từ phân định tới dàn xếp tạm thời".

Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong nước để cụ thể hoá các quy định của UNCLOS 1982, bao gồm cả Luật Biển Việt Nam năm 2012. UNCLOS là cơ sở vững chắc để Việt Nam tham gia đóng góp vào Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC) cùng các quốc gia trong khu vực, xây dựng hệ sinh thái công ước biển trong hợp tác quốc tế.

Một vấn đề khác được quan tâm tại hội thảo là phát triển nghề cá trên biển. Việt Nam đang nỗ lực nghiên cứu bản đồ khai thác thuỷ hải sản và giáo dục, tuyên truyền ngư dân trong việc tuân thủ quy định của pháp luật.

"Nếu thuận lợi, vào kỳ kiểm tra vào tháng tư năm sau của Uỷ ban châu Âu (EC), Việt Nam sẽ có cơ hội được gỡ thẻ vàng thuỷ sản", ông Phạm Ngọc Tuấn, phó vụ trưởng Vụ khai thác thuỷ sản, Tổng cục Thuỷ sản, bộ NN&PTNT trả lời tại phiên thảo luận.

EU ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có ràng buộc pháp lýEU ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có ràng buộc pháp lý

TTO - Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại sứ quán Úc, trưởng SOM New Zealand đều cùng nêu bật tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, trong hội thảo quốc tế được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 30-11 đến 1-12.

Nguồn bài viết