11% công nhân thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hằng tháng

2 năm trước 154
11% công nhân thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hằng tháng - Ảnh 1.

Giá cả leo thang khiến công nhân lao động gặp khó khăn, nhiều người phải thường xuyên vay tiền để chi tiêu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Lương không đủ sống

Các chuyên gia đã cho biết như vậy tại hội thảo "Tương lai nào cho người lao động nhìn từ góc độ tài chính và an sinh xã hội?" do báo Tiền Phong tổ chức hôm nay 10-6.

TS Vũ Minh Tiến, viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho hay với mức thu nhập như hiện nay, công nhân, người lao động hiện đang có cuộc sống bấp bênh.

"Theo đánh giá chung, có 11% công nhân lao động thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hằng tháng, 36% số công nhân lao động thỉnh thoảng phải vay tiền để chi tiêu sinh hoạt, khám chữa bệnh… Mặt khác, công nhân lao động làm việc với cường độ cao, kéo dài nhưng tiền lương không cao. Người lao động nếu không làm thêm giờ thì không đủ sống, tương lai bấp bênh", TS Vũ Minh Tiến nói.

Người cần đảm bảo an sinh xã hội nhất lại không tham gia bảo hiểm

Ông Tiến cũng cho biết hiện cả nước có khoảng 50 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, tăng nhẹ so với năm ngoái. Tỉ lệ doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội rất cao - đến 95-97%, nhưng có một thực tế đáng lo ngại là đối tượng cần đảm bảo an sinh xã hội nhất, cần tham gia bảo hiểm xã hội nhất, là người thu nhập thấp, người nghèo... thì lại không tham gia.

Nói về việc người lao động quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần, ông Vũ Minh Tiến nhận định hàng triệu người lao động dù biết là thiệt thòi về sau nhưng vì cuộc sống quá khó khăn trước mắt nên đành rút, cũng vì lo sợ chính sách bảo hiểm xã hội thay đổi và có thể thiệt thòi hơn về sau. 

Do đó, ông Tiến đề nghị tuyên truyền đúng đắn cho người dân để hiểu rõ vấn đề này. Các cơ quan chức năng cũng cần thay đổi chính sách để đảm bảo an sinh, việc làm cho người lao động trong thời gian tới.

Ông Lưu Kim Hồng, chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM), cho biết các doanh nghiệp FDI muốn cho lao động lớn tuổi (40-45 tuổi) nghỉ việc nên nhiều công nhân muốn rút bảo hiểm xã hội một lần để có 1 cục tiền giải quyết khó khăn trước mắt, được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. 

Sau khi nghỉ việc, họ làm thời vụ. Ở nhiều doanh nghiệp, công nhân thời vụ nhiều hơn công nhân chính thức.

"Để bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh đúng nghĩa, các cơ quan hãy tuyên truyền cho công nhân tuổi 40-45 hiểu sự cần thiết của lương hưu. Ai cũng hiểu lương hưu có lợi nhưng trong thời gian nghỉ họ làm gì, lấy gì đóng? Nếu làm được việc này, việc rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ giảm", ông Hồng trao đổi.

Đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm trường hợp mua bán bảo hiểm xã hộiĐề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm trường hợp mua bán bảo hiểm xã hội

TTO - Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm trường hợp mua bán bảo hiểm xã hội.

Nguồn bài viết