Quý 4-2021, Việt Nam có thể bắt đầu sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 một liều tiêm

3 năm trước 329
Quý 4-2021, Việt Nam có thể bắt đầu sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 một liều tiêm - Ảnh 1.

Đại diện báo Tuổi Trẻ trao 1 tỉ đồng được bạn đọc hỗ trợ cho dự án phát triển vắc xin Covivac - Ảnh: VIỆT DŨNG

Vắc xin này hiện đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn 1 và 2, nhiệt độ bảo quản 2 - 8 độ C, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 cho thấy vắc xin có khả năng bảo vệ cao.

Cục Khoa học - công nghệ và đào tạo cho biết nhà máy do Vingroup đầu tư theo tiêu chuẩn công nghệ của nhà sản xuất, có công suất 100 - 200 triệu liều vắc xin/năm, dự kiến đi vào sản xuất từ quý 4-2021 hoặc quý 1-2022.

Theo Bộ Y tế, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) đã "hỗ trợ liên hệ với công ty sản xuất vắc xin của Nhật Bản", vắc xin cũng sản xuất theo công nghệ mRNA và đang thử nghiệm lâm sàng trên người tại Nhật. Công ty Vabiotech (Bộ Y tế) được giao đàm phán với phía Nhật để nhận chuyển giao công nghệ.

Tại Việt Nam hiện đang có 2 nhà sản xuất vắc xin được thử nghiệm lâm sàng trên người. Trong đó có vắc xin Nano Covax, vừa bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 từ 11-6.

Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị điều kiện để triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 từ đầu tháng 5-2021, hiện đang chờ các quyết định của Bộ Y tế.

Ngoài ra, vắc xin Covivac do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) nghiên cứu, phát triển cũng chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng tại Vũ Thư, Thái Bình.

Từ các nguồn này, giai đoạn từ quý 4-2021 có thể Việt Nam không thiếu vắc xin ngừa COVID-19, sớm nhất là Nano Covax, nhưng các thủ tục đánh giá và phê duyệt vắc xin, theo các chuyên gia, phải tiến hành nhanh hơn.

 Chia sẻ với thế giới ít nhất 1 tỉ liều vắc xinCác nhà lãnh đạo G7 cam kết: Chia sẻ với thế giới ít nhất 1 tỉ liều vắc xin

TTO - Các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết sẽ mở rộng sản xuất, chia sẻ với thế giới ít nhất 1 tỉ liều vắc xin thông qua các cơ chế hiện có và viện trợ song phương. Đây là một trong các nỗ lực của G7 nhằm chấm dứt đại dịch vào năm 2022.


Nguồn bài viết