Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở Hưng Yên

3 tháng trước 41
Chú thích ảnh

Theo bà Chu Thị Bích Lan, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hưng Yên: Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội.

Chú thích ảnhHọp ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hưng Yên.

Tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở vùng đất trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đã giảm mạnh, chỉ còn 0,86%. Toàn tỉnh có thêm 19 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 17 xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 102/139 xã.

Năm 2024, Hưng Yên phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,5%. Nông nghiệp, nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày một nâng lên.

Chú thích ảnhNhiều hộ đã phát triển kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn vay.

Theo đánh giá của đại diện Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên, NHCSXH tỉnhh đã có những nỗ lực và cách làm hay, huy động được nguồn lực lớn, tập trung nguồn vốn đầu tư đúng đối tượng, trúng mục tiêu, góp phần đắc lực trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên toàn địa bàn.

Chú thích ảnhNhiều hộ đã phát triển kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn vay.

Trong suốt 22 năm qua, đặc biệt là 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội,  NHCSXH tỉnh Hưng Yên luôn đồng tâm, dốc sức tham gia thực hiện công cuộc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương, thông qua những việc làm cụ thể như: Tập trung huy động các nguồn lực tài chính, tổ chức, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn tín dụng chính sách về tận làng xã, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cũng như phong trào xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Hưng Yên.

Chú thích ảnhCán bộ NHCSXH tỉnh thăm hộ vay vốn phát triển kinh tế hiệu quả.

Trong quá trình hoạt động của mình, NHCSXH Hưng Yên luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trê, đồng thời được lãnh đạo địa phương tin tưởng giao thêm nhiều chương trình tín dụng và bổ sung tăng nguồn vốn hoạt động. Tính đến 30/6/2024, tổng nguồn vốn của NHCSXH Hưng Yên đạt 4.325 tỷ đồng, tăng 597 tỷ đòng, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn là 297,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 41,2% so với 31/12/2023.

Toàn bộ nguồn vốn chính sách do huy động tạo lập được cùng dòng vốn ngân sách của địa phương bổ sung, ủy thác đã được NHCSXH Hưng Yên phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội các cấp hướng dẫn và triển khai các văn bản về hoạt động ủy thác, thực hiện giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hệ thống điểm giao dịch xã và mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn ưu đãi.

Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2024, doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh Hưng Yên đạt trên 742 tỷ đồng, tập trung cho vay hỗ trợ tạo việc làm, cho vay hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và cho vay nhà ở xã hội.

Vốn chính sách đã giúp 5.292 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo; hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho 12.579 lao động; giúp 3.400 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn chi phí học tập; hỗ trợ, tạo điều kiện xây dựng cải tạo 20.064 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; giúp đỡ 47 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm hòa nhập với cộng đồng dân cư.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từ khi thực hiện Chỉ thị 40, tín dụng chính sách đã đồng hành cùng với các nguồn lực, các dự án, tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa. Trong đó, cây ăn quả được xác định là những cây có lợi thế vùng kinh tế, năng suất, thị trường tiêu thụ, nên nhiều làng quê và gia đình tại Hưng Yên đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến để mở rộng diện tích, thâm canh ruộng vườn, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Nhiều nông sản có thế mạnh của tỉnh đã xuất hiện, được công nhận nhãn hiệu, thương hiệu, cho thu nhập cao như cam Qùy Châu, chuối tiêu hồng Khoái Châu, Kim Động, vải lai chín Phù Cừ, nhãn lồng Tiên Lữ.

Đồng thời, vốn chính sách còn ưu tiên đầu tư các dự án, chương trình trọng tâm, trọng điểm như hco hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong toàn tỉnh nhiều tỷ đồng để chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sáng trồng cây hàng năm có giá trị kinh tế cao, nâng tổng số diện tích đã được chuyển đổi lên hơn 8.000 ha.

Đơn cử, tại xã Nhuế Dương, các hộ nông dân đã sử dụng 16 tỷ đồng vay của NHCSXH huyện Khoái Châu, để thâm canh vườn cây ăn quả 289 ha trên nền đất bãi phù sa, mùa nối mùa thu hoạch năng suất cao, bán được giá, nâng cao đời sống.

Tiêu biểu là gia đình chị Vương Thị Chính, ở thôn 5, xã Nhuế Dương, đã hai lần được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH, cải tạo chân ruộng trũng thành vườn trồng bưởi da xanh, chuối tiêu hồng. Mỗi năm, gia đình chị cung ứng từ 50-70 tấn sản phẩm, đảm bảo chất lượng, thu về cả trăm triệu đồng tiền lãi.

Tại xã Hồng Cường, huyện Kim Động, đồng vốn tín dụng chính sách đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu tái cơ cấu nông nghiệp và hoàn thành trước kế hoạch Đề án giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Theo đại diện lãnh đạo xã Hiệp Cường, mấy năm qua, Nhà nước đã tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn chính sách, có nguồn đầu tư làm ăn để giảm nghèo bền vững. Tuy vậy vào đúng lúc nông dân trong xã xuống giống cây trồng cũng là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, khiến nhiều gia đình gặp khó khăn về nhân công, tiền vốn.

Tuy nhiên, ngay sau khi dịch bệnh được khống chế, địa phương đã đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp cho từng hộ nghèo, cận nghèo như cấp cây con giống, hướng dẫn, tư vấn cho bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc cây con mới; đặc biệt NHCSXH huyện còn về tận xã phối hợp với chính quyền, đoàn thể chỉ đạo các Tổ TK&VV rà soát, thống kê chính xác những trường hợp vay vốn gặp khó khăn, đồng thời triển khai các chính sách đặc thù như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cho vay bổ sung đối với nông dân vay vốn gặp khó khăn do dịch bệnh.

Phát huy những kết quả đạt được, để chính sách tín dụng tiếp tục đóng góp hiệu quả trong công cuộc giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội NHCSXH tỉnh Hưng Yên tiếp tục tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tăng cường nguồng vốn ủy thác cho NHCSXH nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát tại cơ sở để bảo đảm an toàn của nguồn vốn, cho vay vốn đúng đối tượng, đúng mục đích. Quy trình cho vay bảo đảm khách quan, minh bạch, đúng quy định.

Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn khởi sắc, chuyển biến mạnh mẽ, xứng đáng là công cụ đắc lực cho địa phương khai thác tiềm năng lợi thế của vùng đất.

Chặng đường hoạt động của NHCSXH đã đi đúng hướng, kịp thời, hiệu quả. Tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Phát huy vai trò của dòng vốn tín dụng chính sách , NHCSXH tỉnh Hưng Yên kiên trì bám sát các nghị quyết, văn bản hướng dẫn của ngành, tiếp tục quán triệt thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tập trung huy động nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, trong đó chú trọng phối hợp chặt trẽ với chính quyền, đoàn thể ban ngành, đảm bảo cho mọi người dân có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách kịp thời, công khai, để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, dựng xây cuộc sống mới no đủ, văn minh.

Nguồn bài viết