Theo SlashGear, việc cấp quyền truy cập giống Android đã giúp cho quá trình chuyển đổi sang Harmony OS dễ dàng hơn một chút cho cả nhà phát triển và nhà sản xuất smartphone. Mặc dù vậy giao diện của nó vẫn chưa đáp ứng như hứa hẹn của Huawei.
Một hạn chế của Harmony OS đối với các thương hiệu khác đó là nó được phát triển để hoạt động chủ yếu trên chip xử lý HiSilicon Kirin của chính Huawei. Bản thân Android có các bộ phận được phát triển đặc biệt cho một số chipset nhất định, như Qualcomm và MediaTek… khiến đây là một phần lý do giúp nó có thể chạy trên phần lớn điện thoại trên thế giới.
Gần đây, một báo cáo cho biết Harmony OS sẽ được phát triển để chạy trên nền tảng chip xử lý của Qualcomm và MediaTek, có nghĩa là nó sẽ có thể chạy trên các điện thoại ngoài sản phẩm của Huawei. Tuy nhiên, vấn đề là các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc thật sự quan tâm đến việc sử dụng Harmony OS trên điện thoại của họ có đáng không bởi sử dụng nó không có các ứng dụng của Google là một hạn chế, mặc dù cả Xiaomi, Oppo và Vivo đều không trang bị ứng dụng Google trên điện thoại Android bán tại Trung Quốc.
Nếu Harmony OS chỉ đơn giản là một giao diện của Android, việc chuyển đổi nền tảng không có quá nhiều ý nghĩa đối với các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc khác. Dù sao, Google cũng không quá quan trọng vấn đề bởi Google Play Store không chính thức có mặt trên các điện thoại Android bán tại Trung Quốc.