3 cấp chuyên môn trong hệ thống khám chữa bệnh dự kiến sẽ có chức năng, nhiệm vụ gì?

1 năm trước 342
3 cấp chuyên môn trong hệ thống khám chữa bệnh dự kiến sẽ có chức năng, nhiệm vụ gì? - Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) khám bệnh cho bệnh nhân - Ảnh: C.T.V

Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long mới đây đã có báo cáo gửi Quốc hội về tiếp thu giải trình ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tờ trình về dự án Luật khám chữa bệnh (sửa đổi).

Theo đó, dự án luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 khai mạc vào cuối tháng 5.

Báo cáo tiếp thu, giải trình nêu trong kết luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu cần bổ sung quy định tại dự thảo luật về địa vị pháp lý, mối quan hệ của Hội đồng y khoa quốc gia với cơ quan quản lý, cấp giấy phép hành nghề, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám chữa bệnh.

Chính phủ cho rằng, do đây là nội dung mới chưa có trong tiền lệ pháp luật Việt Nam nên nếu quy định cứng về địa vị pháp lý, mối quan hệ của Hội đồng y khoa với các cơ quan quản lý, cấp giấy phép hành nghề, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám, chữa bệnh trong dự thảo luật sẽ không phù hợp với thực tiễn triển khai sau khi được ban hành.

Vì vậy, Chính phủ kiến nghị không quy định cụ thể các nội dung này trong dự án luật mà giao Chính phủ hướng dẫn thi hành và quy định hoàn toàn phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ.

Liên quan đến thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề, Chính phủ thống nhất quy định giao Hội đồng y khoa quốc gia thực hiện việc đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh của người được đề nghị cấp và giao các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ kết quả đánh giá năng lực hành nghề cũng như các điều kiện để thực hiện việc cấp phép.

Để đảm bảo tính khả thi, đặc biệt khi lần đầu tiên tổ chức cấp phép theo phương thức này nên dự luật quy định lộ trình thực hiện là 5 năm kể từ ngày luật có hiệu lực. Trong giai đoạn chuyển tiếp giao Chính phủ quy định cụ thể...

Về các chức danh nghề nghiệp được cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động chính sách về chức danh phải có giấy phép hành nghề...

Về hệ thống tổ chức cơ sở khám chữa bệnh, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã bổ sung quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chuyên môn trong hệ thống khám chữa bệnh tại dự thảo luật.

Theo đó, dự thảo luật quy định hệ thống cơ sở khám chữa bệnh bao gồm cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân được chia làm 3 cấp gồm:

Cấp khám, chữa bệnh ban đầu thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý bệnh nhân không lây nhiễm, phục hồi chức năng tại nhà.

Cấp khám, chữa bệnh cơ bản thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh ngoại trú, nội trú tổng quát, đào tạo thực hành tổng quát, đào tạo liên tục tổng quát.

Cấp khám, chữa bệnh chuyên sâu thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh ngoại trú, nội trú chuyên sâu, đào tạo thực hành chuyên sâu, đào tạo liên tục chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong khám, chữa bệnh.

Đối với việc xây dựng, quyết định giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo dự thảo luật thực hiện theo quy định của pháp luật về giá, trong đó, bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá dịch vụ đối với cơ sở khám, chữa bệnh và khung giá dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc.

Căn cứ khung giá đó, HĐND cấp tỉnh quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu đối với cơ sở của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo đề nghị của UBND cùng cấp.

Cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước quyết định mức giá cụ thể đối với dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu của cơ sở. Còn cơ sở tư nhân được quyền quyết định giá dịch vụ theo quy định của Luật giá...

Trước đó, dự thảo luật quy định phải đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh là bác sĩ; y sĩ thuộc Lực lượng vũ trang nhân dân; điều dưỡng; hộ sinh; kỹ thuật y; dinh dưỡng; cấp cứu viên ngoại viện (Paramedic); áp dụng xét cấp dựa vào hồ sơ đối với lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Dự luật quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm với điều kiện gia hạn phải cập nhật kiến thức y khoa. Nếu trong 5 năm kể từ thời điểm được cấp phép hành nghề, người hành nghề phải liên tục cập nhật kiến thức y khoa trong quá trình hành nghề.

Cần cơ chế kiểm soát giá dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở tư nhânCần cơ chế kiểm soát giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở tư nhân

TTO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trong dự thảo Luật khám, chữa bệnh sửa đổi cần làm rõ khái niệm giá dịch vụ khám, chữa bệnh và bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về quản lý giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Nguồn bài viết